Trang tin giải trí vui vẻ - hài hước nhất Việt Nam
Qc
Bantinso.net > Tin tức > Pháp Luật > Những bước phát triển mua bán sáp nhập công ty trên thế giới

Những bước phát triển mua bán sáp nhập công ty trên thế giới

phong luu | 04/07/2015

Kể từ năm 2013 khi xu thế phục hồi của kinh tế thế giới bắt đầu có chuyển biến tốt theo đó làn sóng thu mua bán sáp nhập công ty trên thế giới cũng tăng lên. Bước sang năm 2014 làn sóng này tiếp tục dâng cao, điều này cho thấy tình hình kinh tế thế giói bắt đàu chuyển biến tốt hơn.

 

 

 

Tờ “Kinh tế thế giới” ngày 20/9/2014 cho biết một làn sóng mới thu mua sáp nhập công ty trên thế giới lại nổi lên. Thực tế này cho thấy xu thế toàn cầu hóa có lúc chững lại, nhưng nhìn chung vẫn phát triển đi lên một khi kinh tế thế giới có xu hướng hồi phục và phát triển.

Sau khủng hoảng kinh tế tiền tệ xảy ra năm 2008, trong vòng 5-6 năm tình hình thu mua và sáp nhập công ty bị chững lại, phải tới năm 2013 tình hình thu mua và sáp nhập công ty mới khởi sắc. Số liệu thống kê của cơ quan theo dõi kinh tế thế giới Market Watch cho biết tổng kim ngạch thu mua và sáp nhập công ty trên thế giới năm 2013 tăng lên gần 2 con số. Điển hình nhất là ngày 2/9/2013, Công ty viễn thông Verizon Wireless của Mỹ đã chi 130 tỉ USD thu mua và sáp nhập Công ty Vodafone. Đây là thương vụ giao dịch sáp nhập lớn thứ ba trong lịch sử sáp nhập công ty trên thế giới. Sau khi thu mua, Verizon đã giữ 100% quyền sở hữu và trở thành công ty dịch vụ di động viễn thông  lớn nhất nước Mỹ.

Sang năm 2014, nghiệp vụ này tiếp tục phát triển. Bốn tháng đầu năm 2014, dịch vụ này tăng lên 30%, kim ngạch lên tới trên 1.000 tỉ USD. Tính tới tháng 6/2014, kim ngạch mua bán và sáp nhập đã vượt tổng kim ngạch của năm 2007, trong đó các doanh nghiệp Mỹ đi đầu trong làn sóng sáp nhập với kim ngạch lên tới 800 tỉ USD.

Cơ quan quản lý tài sản Market Field đánh giá, kim ngạch thu mua và sáp nhập năm 2014 trên thế giới có thể tới trên 4.000 tỉ USD.

Market Field cho biết:  Đáng lưu ý là làn sóng này cũng bắt đầu nổi lên trong các doanh nghiệp ở Châu Á, dự tính trong năm 2014 có thể tăng tới 80%. So với các doanh nghiệp Mỹ, các doanh nghiệp ở Châu Á còn thua xa, nhưng nó bắt đầu có vai trò đáng kể trên thị trường thu mua và sáp nhập công ty trên thế giới.

Bởi vậy, có thể dự đoán dịch vụ thu mua và sáp nhập công ty đã trở thành một làn sóng lớn trên toàn cầu. Hầu như các doanh nghiệp lớn, nhất là các công ty xuyên quốc gia đang chuẩn bị những khoản tiền để sẵn sàng thu mua và sáp nhập các công ty khác, nếu không sẵn sàng thì các doanh nghiệp khác sẽ nhanh tay mua trước, thậm chí bản thân cũng bị thu mua và sáp nhập với công ty mạnh hơn.

Market Field cho biết phương thức thu mua vẫn không có gì thay đổi, chủ yếu theo ba phương thức là: thu mua sáp nhập theo hàng ngang, thu mua sáp nhập theo ngành dọc và thu mua sáp nhập đa nguyên. Dịch vụ này chủ yếu vẫn xoay quanh những công nghệ có trình độ khoa học kỹ thuật cao hơn và hiệu quả kinh tế cao hơn. Tuy nhiên trong hai năm qua, thì làn sóng này lại nổi lên trong ngành y dược và nông sản phẩm kỹ thuật cao. Sở dĩ thu mua sáp nhập trong ngành y dược nổi lên thành cao trào vì những căn bệnh hiểm nghèo như ung thư, đái tháo đường cùng nhiều căn bệnh hiểm nghèo khác tăng lên. Đầu tư khoa học kỹ thuật vào nghiên cứu để chữa trị các căn bệnh này hiện đang có tiến triển khả quan.

Bởi vậy các nhà đầu tư và các doanh nghiệp đã chi tiền thu mua sáp nhập các trung tâm nghiên cứu khoa học kỹ thuật, các bệnh viện nhỏ tiềm lực tài chính khó khăn để tăng thêm tiềm lực cho mình cả về tài chính và trang thiết bị khoa học phục vụ cho công tác nghiên cứu, sản xuất những sản phẩm mới, phục vụ cho công tác chữa trị. Số liệu thống kê cho biết kim ngạch thu mua và sáp nhập các doanh nghiệp trong ngành y học thế giới vừa qua lên tới 354,7 tỉ USD, tăng 5 lần so với trước đây và cũng là mức cao nhất trong lịch sử thu mua sáp nhập công ty y học. Vừa qua, Hãng Medtronic, một công ty sản xuất y cụ lớn thứ hai thế giới đã chi 43 tỉ USD thu mua sáp nhập hãng Covidien vào công ty mình, trở thành thương vụ mua bán sáp nhập công ty khí cụ y học lớn nhất thế giới.

Trong nông nghiệp và lâm nghiệp, công tác bảo vệ môi trường thiên nhiên ngày càng quan trọng và việc tạo ra những loại giống mới,sản phẩm mới phục vụ cho đời sống con người ngày càng tăng, nhất là khi cả thế giới đang dấy lên cao trào thực hiện một “Thế giới xanh”. Một thương vụ điển hình đầu năm nay là hãng Actavis đã chi 25 tỉ USD thu mua cả một khu rừng lớn cho bảo vệ môi trường và trồng cây thuốc phục vụ cho y học. Actavis đã trở thành một mô thức mới về y và dược vừa nghiên cứu, sản xuất sản phẩm mới, vừa chữa bệnh và tiêu thụ thuốc chữa bệnh.

Một số doanh nghiệp khác muốn mở rộng nghiệp vụ và tăng tiềm lực cho bản thân cũng tìm cách thu mua sáp nhập Công ty khác. Vừa qua hãng công nghệ thông tin Oracle đã chi 5,3 tỉ USD mua Công ty phần mềm Micros Systems.