Trang tin giải trí vui vẻ - hài hước nhất Việt Nam
Qc

Ngành logistics thi khối gì? Xét tuyển tổ hợp môn nào?

Ctv | 12/12/2021

Logistics tại Việt Nam là một trong những ngành phát triển mạnh nhất theo dự đoán của các thành viên khi nước ta tham gia hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Logistics là chuyên ngành khá mới được đưa vào đào tạo chuyên nghiệp ở Việt Nam, thu hút được rất nhiều sự chú ý từ các bạn thí sinh và các bậc phụ huynh. Để hiểu rõ học tìm việc làm xuất nhập khẩu là học về những gì, thi khối nào, nên học trường gì và có cơ hội việc làm ra sao, các bạn hãy cùng tham khảo thông tin từ GOLDEN CAREERS nhé.

Hợp tác thương mại toàn cầu, thương mại điện tử phát triển và phổ biến… đều là những lý do khiến hoạt động kinh doanh Logistics phát triển nhanh chóng. Để quy trình kinh doanh Logistics ngày càng chuyên nghiệp với sự tham gia của nhiều nhân sự tài năng, nhiều trường đã nghiên cứu và xây dựng chương trình đào tạo để mở riêng chuyên ngành này.

I. Logistics là gì?

Logistics còn được hiểu là quản lý hậu cần và chuỗi cung ứng, đề cập đến tổng thể quá trình quản lý, giám sát việc chuẩn bị, lưu trữ và vận chuyển hàng hóa.tuyển dụng sales logistics cũng liên quan đến việc xác định các nhà phân phối và nhà cung cấp tiềm năng, tính toán khả năng tiếp cận và hợp tác lâu dài để đảm bảo hàng hóa, nguyên vận liệu được vận chuyển nhanh, được bảo quản trong trạng thái tốt nhất. Nhân sự làm trong ngành sales Logistics được gọi là Nhân viên/Chuyên viên logistics (hay Nhân viên hậu cần trong một số trường hợp).

Trước đây, Logistics vốn là một thuật ngữ quân sự được dùng để gọi cách quân nhân lấy, cất giữ và di chuyển thiết bị và vật tư. Sau này, khi thương mại toàn cầu phát triển, Logistics bắt đầu được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là bởi các công ty trong lĩnh vực sản xuất, để chỉ cách các nguồn lực được xử lý và di chuyển dọc theo chuỗi cung ứng.

Ngày nay, phần lớn các công ty sản xuất, phân phối đều có bộ phận Logistics hoặc hợp tác với các công ty Logistics. Điều này tạo ra vô số cơ hội việc làm cho những người có chuyên ngành phù hợp hoặc mong muốn được thử sức trong một lĩnh vực cạnh tranh nhưng thú vị và nhiều tiềm năng. Về phía doanh nghiệp, sự phát triển của Logistics phần nào giúp hạn chế thất thoát hàng hóa, dễ tiếp cận hơn với đối tác, nhà cung cấp và khách hàng trong khi vẫn tiết kiệm được chi phí.

Xem Thêm Nhân Viên Xuất Nhập Khẩu Tiếng Anh

II. Ngành Logistics thi khối nào? được học những gì?

Với ngành Logistics hiện nay có rất nhiều trường Đại học và Cao đẳng tuyển sinh với nhiều phương thức khác nhau. Ngành đào tạo Logistics được xét duyệt với các khối như A (Toán, Lý, Hóa); A1 (Toán, Lý, Anh); D (Toán, Văn, Anh); C (Văn, Sử, Địa); Toán, Anh, Khoa học tự nhiên). Khi tham gia học ngành Logistics có một số trường chỉ xét tuyển học bạ THPT của thí sinh vì thế bạn có thể lựa chọn cho mình trường phù hợp nhất nhé.

Khi có nguyện vọng học tập ngành Logistics này các bạn nên cân nhắc kỹ và nộp hồ sơ vào các trường hợp lý. Tìm hiểu thông tin chi tiết về những trường có quy chế tuyển sinh đúng với quy định và đảm bảo việc học thành nghề của mình được tốt nhất.

Công việc của ngành logistics là gì?

Ngành Logistics là học vận chuyển hàng hóa cùng chuỗi cung ứng và tìm kiếm phân phối những nguồn đầu ra đầu vào, quản lý kho, những vấn đề về bao bì, đóng gói, kiểm soát hàng tồn kho, hoàn thiện thủ tục, bến bãi…. Cụ thể sinh viên sẽ được học cách vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ bằng nhiều hình thức vận tải khác nhau. Ngoài ra, kiến thức marketing quốc tế, quản lý chuỗi cung ứng, phương thức vận tải cũng được giảng dạy để sinh viên biết được cách tối ưu thời gian và chi phí trong quá trình thực hiện.

III. Ngành Logistics học trường nào tốt?

Ngành học Logistics này cũng yêu cầu khá cao về trình độ và tư duy, chuyên môn học cần có khả năng phân tích và giỏi ngoại ngữ để áp dụng cho công việc tốt nhất. Chính vì thế, các bạn theo học cần trau dồi kiến thức chuyên môn sâu ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Một số những trường có đào tạo Logistics đó là:

>>>> Xem thêm tuyển dụng sales logistics

Cơ sở đào tạo khu vực phía Bắc tại Hà Nội

Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội.
Trường Đại học Giao thông vận tải.
Trường Đại học Ngoại thương cơ sở 2.
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam.
Trường Đại học Quốc tế – ĐH Quốc Gia Hà Nội.
Trường Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam.
Trường Đại học Bách Khoa.

Cơ sở đào tạo khu vực phía Nam tại TP.HCM

Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM.
Trường Cao đẳng Kinh tế đối ngoại TP.HCM.
Trường Đại học Hoa Sen.
Trường Cao đẳng tài chính Hải quan.
Trường Đại học kinh tế – Đại học Đà Nẵng.
Trường ĐH Quốc tế – ĐH Quốc Gia TP.HCM.

IV. Cơ hội việc làm của ngành Logistics

Mặc dù biết rằng ngành Logistics thú vị và hấp dẫn như vậy nhưng không phải ai cũng biết chính xác học Logistics ra thì làm gì và có thể xin việc vào đâu. Việc hiểu rõ các cơ hội việc làm có thể giúp bạn có thêm động lực để phấn đấu thi vào, theo học và bắt đầu con đường sự nghiệp của mình. Với tấm bằng Logistics, bạn có thể cân nhắc đến các công việc như:

Nhân viên kinh doanh Logistics.
Quản lý chuỗi cung ứng.
Quản lý kho.
Chuyên viên phân tích.
Kỹ sư logistics.
Chuyên viên tư vấn logistics.
Nhân viên quản lý điều hành quá trình vận tải.
Nhân viên xuất nhập khẩu.
Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu.
Chuyên viên kiểm kê…

>>>  Xem thêm việc làm xuất nhập khẩu tại hà nội

Mức lương khởi điểm của các vị trí này thường nằm trong khoảng 6 – 8 triệu khi mới ra trường và tăng lên nhanh chóng sau đó, tùy vào năng lực và hiệu suất công việc của bạn. Ngoài ra, bạn cũng sẽ có nhiều cơ hội thăng tiến hoặc phát triển theo nhiều hướng khác nhau như kinh doanh, tiếp thị hay vận tải.

Đọc thêm: Ngành xuất nhập khẩu: Hướng đi, cơ hội và thách thức
Trên đây là một số chia sẻ của GOLDEN CAREERS để bạn đọc có cái nhìn đầy đủ, chính xác hơn về ngành Logistics. Dĩ nhiên, để có thể dễ dàng xin được việc làm tốt thì bạn phải trau dồi kỹ năng và rèn luyện chuyên môn bằng việc theo học tại các trường Đại học danh giá và có đam mê với nghề.